AZCode.vn AZCode

Mảng (Array) trong JavaScript

Đối tượng Array - Mảng giúp bạn lưu giữ nhiều giá trị trong một biến đơn. Nó lưu giữ một tập hợp theo dãy có kích cỡ cố định của các phần tử trong cùng kiểu (type). Một mảng được sử dụng để lưu một tập hợp dữ liệu, nhưng nó thường hữu ích hơn để nghĩ một mảng như là một tập hợp của các biến trong cùng một kiểu.

Cú pháp

Dùng cú pháp sau để tạo một đối tượng Array:

var fruits = new Array( "apple", "orange", "mango" );

Tham số Array là một danh sách các chuỗi hoặc integer. Khi bạn xác định một tham số giá trị số đơn với Array constructor, bạn xác định độ dài khởi tạo của mảng đó. Độ dài tối đa được cho phép với một mảng là 4.294.967.295.

Bạn có thể tạo mảng bởi đơn giản là gán các giá trị như sau:

var fruits = [ "apple", "orange", "mango" ];

Bạn sẽ sử dụng số thứ tự để truy cập và thiết lập các giá trị bên trong một mảng như sau:

fruits[0] is the first element
fruits[1] is the second element
fruits[2] is the third element

Các thuộc tính của Array

Dưới đây là các thuộc tính của đối tượng Array và miêu tả của chúng.

Thuộc tính Miêu tả

constructor

Trả về một tham chiếu tới hàm array mà tạo đối tượng đó.
index Thuộc tính biểu diễn chỉ mục dựa trên zero của sự so khớp trong chuỗi.
input Thuộc tính này chỉ có mặt trong các mảng được tạo bởi các so khớp Regular Expression.

length

Phản ánh số phần tử trong một mảng.

prototype

Thuộc tính prototype cho phép bạn thêm các thuộc tính và phương thức tới một đối tượng.

Khi bạn truy cập vào link, chúng ta sẽ có một số ví dụ minh họa sự sử dụng các thuộc tính của Array.

Các phương thức của Array

Dưới đây là danh sách các phương thức của đối tượng Array cùng với miêu tả của chúng.

s
Phương thức Miêu tả

concat()

Trả về một mảng mới bao gồm mảng này kết hợp với các mảng khác và/hoặc giá trị khác.

every()

Trả về true nếu mỗi phần tử trong mảng này thỏa mãn hàm kiểm tra đã cho.

filter()

Tạo một mảng mới với tất cả các phần tử của mảng này, mà hàm lọc đã cho trả về true.

forEach()

Gọi một hàm cho mỗi phần tử trong mảng.

indexOf()

Trả về chỉ mục đầu tiên (thấp nhất) của một phần tử trong mảng tương đương với giá trị đã cho, hoặc -1 nếu không được tìm thấy.

join()

Kết hợp tất cả phần tử trong một mảng vào trong một chuỗi.

lastIndexOf()

Trả về chỉ mục cuối cùng (lớn nhất) của một phần tử trong mảng tương đương với giá trị đã cho, hoặc -1 nếu không được tìm thấy.

map()

Tạo một mảng mới với các kết quả của việc gọi một hàm đã cho trên mỗi phần tử của mảng này.

pop()

Gỡ bỏ phần tử cuối cùng từ một mảng và trả về phần tử đó.

push()

Thêm một hoặc nhiều phần tử tới phần cuối của một mảng và trả về độ dài mới của mảng.

reduce()

Áp dụng một hàm đồng thời với hai giá trị của mảng (từ trái qua phải) khi để giảm nó tới một giá trị đơn.

reduceRight()

Áp dụng một hàm đồng thời với hai giá trị của mảng (từ phải qua trái) khi để giảm nó tới một giá trị đơn.

reverse()

Đảo ngược thứ tự của các phần tử của một mảng – Đầu tiên trở thành cuối cùng và cuối cùng trở thành đầu tiên.

shift()

Gỡ bỏ phần tử đầu tiên từ một mảng và trả về phần tử đó.

slice()

Extract – trích một khu vực của một mảng và trả về một mảng mới.

some()

Trả về true nếu có ít nhất một phần tử trong mảng này thỏa mãn hàm kiểm tra đã cho.

toSource()

Biểu diễn code nguồn của một đối tượng.

sort()

Sắp xếp các phần tử của một mảng.

splice()

Thêm và/hoặc gỡ bỏ các phần tử từ một mảng.

toString()

Trả về một chuỗi biểu diễn mảng đó và các phần tử của nó.

unshift()

Thêm một hoặc nhiều phần tử tới phần đầu của một mảng và trả về độ dài mới của mảng.

Khi bạn truy cập vào link, chúng ta sẽ có một số ví dụ minh họa sự sử dụng các phương thức của Array.

Các bài học JavaScript khác tại AZCode: